Thông tin về công ty :
Công Ty TNHH TM&DV
Giao Nhận Vận Tải Quôc Tế
Thiên Phú
Địa Chỉ : Số 13 ngách 2 ngõ 40 Quang Đàm
P Sở Dầu Q. Hồng Bàng HP
Đại diện : Ngô Quốc Phong
Số ĐT : 0936800290 - 0906046910
Gmail : phonghp.thienphu@gmail.com
Quy trình làm việc của Hải quan, không liên quan nhưng DN nên biết, để hiểu rõ Hải quan sẽ
kiểm tra Hồ sơ khai báo như thế nào? kiểm hóa ra sao?... Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ
được Tổng cục Hải quan ban hành ngày 10/7/2015 gồm 10 Phần và 2 phụ lục. Sau đây là
một số điểm cụ thể cần lưu ý liên quan đến công việc chính của khâu Thủ tục hàng hóa XNK
tại Chi cục Hải quan cửa khẩu:
Việc kiểm tra hàng hóa sẽ do Chi cục Hải quan nơi quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu thực hiện
bằng máy soi và các thiết bị kỹ thuật. Hàng hóa không được vận chuyển đi nơi khác, chỉ được
kiểm tra ở nơi lưu giữ tại cảng (trừ hàng hóa chuyển cửa khẩu). Đây là một điểm mới so với
trước. Căn cứ danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu do Hệ thống đưa ra, công chức
được phân công thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng biết số hiệu
container, kiện hàng phải kiểm tra bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống.
1) Khâu kiểm tra hồ sơ:
a) Căn cứ kiểm tra hồ sơ: ý kiến của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của hệ thống
VCIS, các chỉ dẫn rủi ro của Quy trình kiểm tra hàng hóa xếp dỡ, thông tin dừng đưa hàng
qua khu vực giám sát trên hệ thống e-Customs.
b) Các lưu ý khi kiểm tra:
+ Kiểm tra thông tin khai báo danh sách container, công chức lưu ý kiểm tra đối chiếu
danh sách cont trên VNACCS và e-Customs (cả 2 hệ thống).
+ Kiểm tra tiêu chí “Số hiệu, ký hiệu”; “Chi tiết khai trị giá”; “Phần ghi chú”; “Số quản lý
của nội bộ doanh nghiệp”; “Mô tả hàng hóa”; “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”; “Mã
loại hình”.
+ Kiểm tra điều kiện chuyển cửa khẩu ghi trên phần ghi chú.
+ Kiểm tra mã phân loại kiểm tra, lưu ý đối với W2, S2 kiểm tra các thông tin sau: *W2:
kiểm tra giấy phép, văn bản thông báo miễn kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành
đã khai báo; * S2: kiểm tra bảo lãnh đã khai báo.
+ Kiểm tra tên hàng, mã số, lệ phí, phí thu hộ, mức thuế theo mục 1, 3, phần IX, đối
tượng miễn thuế theo mục 2, phần X.
* Trường hợp Hệ thống VNACCS không tự động xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế
của tờ khai hải quan, người khai hải quan nộp tiền mặt, cơ quan hải quan viết biên lại thu
tiền thì cập nhật ngay biên lai vào Hệ thống kế toán tập trung để hệ thống tự động chuyển
thông tin sang hệ thống VNACCS để thông quan lô hàng.
* Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng đã ký thỏa thuận phối hợp
thu hoặc KBNN nhưng trên Hệ thống kế toán tập trung chưa có thông tin xác nhận hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế của tờ khai chờ thông quan mà người khai hải quan xuất trình
được chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế,
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức xử lý về thủ tục hải quan; kiểm tra các thông
tin trên giấy nộp tiền vào NSNN có xác nhận của Ngân hàng/KBNN do người khai hải quan
cung cấp.
+ Kiểm tra tham vấn xác định giá theo mục 2, phần IX.
+ Kiểm tra xuất xứ. + Kiểm tra giấy phép chuyên ngành. + Kiểm tra đối tượng niêm phong
(đề xuất bỏ niêm phong nếu có).
c) Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ thì Chỉ thị hải quan IDA01để đề nghị khai bổ sung, xử lý vi
phạm; kiểm tra bảo lãnh, âsn định thuế nếu có. Nếu đã bổ sung nhưng chưa đủ căn cứ thì
đề nghị bổ sung, chuyển luồng.
+ Nếu Hệ thống e-Customs chỉ dẫn dừng hàng qua KVGS thì đề xuất chuyển luồng, chuyển
bước 3 để Kiểm tra thực tế.
+ Khi công chức kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển hồ sơ về do có sự chênh lệch về trọng
lượng, số lượng, mã số, xuất xứ thì công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện “Chỉ thị của hải
quan” để yêu cầu khai bổ sung.
d) Thông quan, chuyển hàng về địa điểm kiểm tra, giải phóng hàng; đưa hàng về bảo
quản
+ Trường hợp thông quan thì trừ lùi, ghi nhận và thông quan, xác định giá trên e-Customs.
+ Cho phép chuyển hàng về địa điểm kiểm tra trên VNACCS (cập nhật ý kiến, chỉ thị hải
quan) và e-Customs, không phải in ra giấy.
+ Trường hợp giải phóng hàng; đưa hàng về bảo quản:
* Lưu ý các ghi nhận và đề xuất của công chức phải được ghi nhận vào hệ thống. Nếu số
ký tự vượt quá dung lượng hệ thống thì ghi vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra.
* Về Giải phóng hàng có 2 lần CEA (lần 1 cho giải phóng hàng, lần 2 cho thông quan).
* Về đưa hàng về bảo quản QT quy định có ghi số tờ khai trên mẫu số 09/BQHH/GSQL.
Riêng trường hợp không được đưa hàng về bảo quản, nhưng hàng hóa không thể thực hiện
việc kiểm tra tại cửa khẩu, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng xem xét, quyết định
cho phép đưa hàng về bảo quản theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
* Thủ tục khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành:
* Nếu lô hàng không đủ điều kiện được phép nhập khẩu, đối với trường hợp hàng hóa phải
tái chế: theo dõi thời hạn doanh nghiệp đăng ký tái chế với cơ quan kiểm tra chuyên
ngành. Trường hợp hàng hóa sau khi tái chế đáp ứng điều kiện nhập khẩu, công chức hải
quan tiếp tục thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định;
* Đối với trường hợp hàng hóa phải tái xuất/tiêu hủy: giám sát người khai hải quan thực
hiện việc tái xuất/tiêu hủy hàng hóa theo kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành. Sau
khi người khai hải quan thực hiện việc tái xuất/tiêu hủy, công chức hải quan ghi nhận
thông tin về việc đã tái xuất/tiêu hủy hàng hóa trên Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của
công chức xử lý” và thực hiện chuyển xử lý thủ công trên Hệ thống bằng nghiệp vụ
PAI/PEA (Mã lý do hủy: MID).
* Trường hợp trong một tờ khai bao gồm hàng hóa đạt và không đạt yêu cầu về kiểm tra
chuyên ngành, buộc phải tái xuất/tiêu hủy phần không đạt yêu cầu: Thông báo cho người
khai hải quan về lượng hàng hóa đạt và không đạt yêu cầu thông qua nghiệp vụ IDA01
(mã B) để cơ quan bộ ngành nhìn thấy; Ghi nhận vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử
lý”.
+ Khi DN khai bổ sung sau thông quan lưu ý cập nhật vào CNO11 và e-Customs.
+ Khi công chức Kiểm hóa nếu hàng hóa sai lệch về thuế thì công chức kiểm tra hồ sơ
nhận lại hồ sơ để tính lại thuế.